CHÂN DUNG CỰU CHIẾN BINH!

Ông ngồi đó, đôi mắt nhìn xa xăm vô định. Nhìn mà không nhìn gì cả. Hình như ông dõi về ký ức của đời ông. Thỉnh thoảng ồng lại nằm xuống, với cái chân đu đưa chiếc võng, mắt lim dim nhìn lên mái tranh của quán nghèo.

Một góc làng Bình Yên - vùng đất cách mạng anh hùng ở quê hương Nông Sơn.

Cô chủ quán nói, ngày nào rảnh ông cũng ra đây và ngôi trên chiếc võng mốc sì ấy cho đến giờ ăn ông mới về. Không nói chuyện hay phẩm bình gì với ai. 

Những người sinh sau năm một chín bảy lăm ít người biết ông là ai. Đôi khi có nghe kể về ông và họ nghe như nghe chuyện cổ. Họ đi lướt qua ông và coi như ông không tồn tại. Và ông cũng chẳng quan tâm khi bộn trẻ chuyện trò rôm rả trong quán nhỏ, bên ông. Nhưng, những người lớn tuổi ở làng Bình Yên này ai cũng biết và tôn quí ông. 

Ông là cựu chiến binh Nguyễn Thuý, còn gọi là Nguyễn Nam hay như bà con trong làng gọi ghép là Thuý Nam. Ông có một thời trai tráng oanh liệt mà ai biết và nghe thấy cũng đều trân quý.

Đầu những năm sáu mươi, vùng đất Bình Yên, xã Quế Phước, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam được ví như Củ Chi của Sài Gòn, Gia Định; là vùng tranh chấp giữa chính quyền ngụy và chính quyền cách mạng. Ban ngày địch chiếm đóng, dồn dân vào ấp chiến lược; ban đêm cách mạng về hoạt động, xây dựng cơ sở, chuẩn bị lực lượng, nắm tình hình để tổ chức các trận đánh tiến đến cướp chính quyền. Cùng với nhiều thanh niên lúc bấy giờ, Nguyễn Nam nhảy núi theo cách mạng. Vượt qua những gian nan thử thách, ông cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu với nhưng trận thắng liên tiếp, tạo nên những chiến tích vẻ vang khiến quân thù khiếp sợ. Được sự đùm bọc của nhân dân, ông cùng đôi công tác bám dân xây dựng cơ sở cách mạng vững chắc. Với thành tích đánh giặc bám đất giữ làng, đội công tác vũ trang của địa phương được tặng huân chương kháng chiến, trong đó có công của ông.

Vào một đêm, tháng 11 năm 1962, ông cùng đồng chí Trần Cường trong đội công tác vũ trang về làng Bình Yên gặp cơ sở để nắm tình hình chuẩn bị lực lương, lương thực triển khai nhiệm vụ mới. Không ngờ trước đó có tay tề nguỵ đã mật báo với địch. Tối đó đội công tác của ông đã rơi ngay vào ổ phục kích của địch. Bọn chúng chờ sẵn và khi ông và đồng Cường lọt vào tầm ngóng ,bọn chúng liền nổ súng, Quá bất ngơ bị tấn công, đồng  chí Trần Cường tổ trưởng bị trúng đạn chỉ kịp ra lênh: Chúng ta bị phản rồi, đồng chí rút lui, tôi bị dính đạn không theo kịp. Nói xong đỗng chí Trần Cường lăn qua bờ đất và hy sinh. Còn ông bị bắn gãy chân và bị thương nhiều chỗ trên người. Ông cố lăn vào vườn thơm của dân và mò mẫm tìm khẩu súng, vì khi trúng đạn ngã xuống ông đã đánh rơi, nhưng tìm mãi không được. Phần bị thường nặng máu ra nhiều ông ngất đi. Bọn địch, sau khi xả súng, biết đối phương trúng đạn nhưng cũng không dám xông lên. Chũng nằm phục cho đến mờ sáng mới dám tiếp cận hiện trường. Lúc này chúng tìm thấy ông nằm kiệt sức trong khu vườn của dân và lần theo vết máu chúng phát hiện đồng chí Trần Cường đã hy sinh cách đó hơn trăm mét.

Bọn chúng bắt dân khiêng ông và xác đồng chí Trần Cường lên trường học thôn Bình Yên rồi đánh trống khua chiêng bắt dân làng tập hợp để thị uy. Người nhà của ông và bà con dân làng căm phẫn, rơi nước mắt nhưng không dám thổ lộ. Họ nuốt nước mắt vào trong. Sau một buổi múa mép, kêu gọi bà con không được theo cộng sản, rằng: đừng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản và chỉ vào ông Nguyễn Nam và xác đồng chí Trần Cường nói tiếp: theo cộng sản hậu quả sẽ như này, như này đây… Cuối cùng bọn chúng cho dân làng mang xác dòng chí Trần Cường về chôn cất, còn ông Nguyễn Nam bọn chúng đưa đi…

Trước khi đưa ông đi, có tên lính hỏi ông: Theo cộng sản khổ cực vậy mà sao không quay về với quốc gia ?. Ông nhổ nước bột vào mặt và gằn giọng :Bọn bay là loại bán nước cầu vinh, ôm chân đế quốc. Khi tối tau mà tìm khẩu súng thì đã giết hết tụi bay rồi…

Bọn chúng đày ông ra Côn đảo!

Trong những năm ở tù Côn đảo, ông chịu nhiều cực hình tra tấn tàn nhẫn nhưng vẫn kiên định lập trường, không khai báo và cùng các đồng chí trong tù đấu tranh đòi quyền lợi. Mãi đến năm một chín bảy lăm, Côn đảo được giải phóng, đất nước thống nhất ông mới được trở về quê hương sau hơn mười năm tù đày. Ônh trở về với vết thương thành tật, chân đi khập khiểng, thân hình tiều tuỵ.

 Không chờ vào chế độ chính sách của Nhà nước, ông cùng với bà con tấn công đồng cỏ, khai hoang vỡ hoá, lao động sản xuất, phát triền kinh tế, xây dựng lại quê hương sau những năm chiến tranh tàn phá. Rồi ông cũng cưới vợ, có con, cuộc sống an bình, nhưng vết thương ngày nào tái phát khiến cơ thể ông chịu những cơn đau quằn quại mỗi khi trái gió trở trời. Ông lặng yên chịu đựng với những cơn đâu xé trời. Tính ông là vậy!

Phát hiện ra trường hợp của ông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh có giấy mời ông lên làm hồ sơ, thủ tục để hưởng chế độ thương binh. Theo đó, ông khai các vết thương do chiến tranh gây ra. Hội đồng y khoa tỉnh giám định thương tật thấy ông còn vết thương cụt ngón chân cái mà ông không khai. Họ thắc mắc hỏi. Ông nói : “Ngón chân mất đi là do tôi tự chặt. Vì trong một lần lao động tự cuốc nhằm nên lấy rựa cắt luôn”. Cả hội đồng Y khoa đưa mắt nhìn nhau. Họ không ngờ ông thật thà đến mức đó. Có người gợi ý cứ khai vết thương này vô để có phần trăm thương tất được nâng lên, chế độ sẽ cao hơn, nhưng ông dứt khoát không chịu. Ông nói: “Cái này tôi tự gây ra, tội chịu, không thể khai khống lên được”. Người viết bài này đồ rằng, nếu gặp người khác chắc chắn họ sẽ khai và tìm nhiều vết tích khác kê khai để được hưởng chế độ cao hơn. Còn ông thì không!

Tôi kính phục ông!

Bây giờ, ông đã trên tám mươi tuổi. Hằng ngày vẫn lao động mưu sinh và khi rảnh ông lại ra cái quán ven đường ngồi trên chiếc võng đong đưa nhìn vào quá khứ. Ông nhìn mà không nhìn gì cả. Có thể ông đang nghĩ về thời trai trẻ.Thưở ông và đồng đội của ông đã một lòng theo Đảng, anh dũng, kiên cường chiến đấu với quân thù, giành độc lập, tự do cho đất nước. Ông nằm đấy, lặng yên, kiệm lời.

Tôi miên man suy nghĩ, có lẽ cái lặng yên ấy là kết tinh của biết bao gian khổ, hy sinh mà đời ông trải qua, cứ đè nén qua năm tháng trở nên sự lặng yên vào cái tuổi cuối đời người. Tôi thầm kính phục sự cống hiến to lớn và lòng trung thực của người cựu chiến binh luôn mang trong mình phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.

Tin liên quan