- Nơi tiến
hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng (nơi tiến hành các nội dung công tác
đảng viên, công tác cán bộ, thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt
Đảng..v.v..)

- Lãnh đạo
các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, lãnh đạo các mặt đời sống xã
hội...
Sau đại hội
hết nhiệm kỳ của các tổ chức đảng, nhiệm vụ của cấp ủy là kịp thời triển khai
tổ chức thực hiện nghị quyết mà các tổ chức đảng đã đề ra. Để giúp cấp ủy thực
hiện tốt các nhiệm vụ đó có nhiều ban ngành, trong đó văn phòng cấp ủy là người
đầu tiên chịu trách nhiệm giúp cấp ủy triển khai việc cụ thể hóa, tổ chức thực
hiện Nghị quyết mà đại hội đảng bộ hết nhiệm kỳ đã thông qua.
Tuy nhiên
thực tế hiện nay nhiều cấp ủy chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy từ đó bố trí cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy
chưa có đủ năng lực, trình độ để có thể đảm đương và thực hiện tốt nhiệm vụ của
cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy; đối với các chi bộ cơ sở trực thuộc (khối
các cơ quan hành chính, sự nghiệp…) theo quy chế làm việc thì có phân công chi
ủy viên hoặc đảng viên phụ trách công tác văn phòng, nhưng hầu hết là kiêm
nhiệm chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao nên chất lượng tham mưu
về lĩnh vực xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế. Đồng thời chế độ chính sách đãi
ngộ đối với cán bộ văn phòng cấp ủy lại rất thấp vì vậy hiện nay một số cấp ủy
đảng còn có quan niệm cán bộ làm công tác văn phòng thường chỉ để lo công tác
hậu cần, “sai vặt” hoặc chỉ để đón tiếp khách trong các cuộc họp, hội nghị, làm
việc.
Vậy văn phòng
cấp ủy là gì? Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy ra sao?
Cũng cần được làm rõ để cấp ủy các cấp quan tâm sử dụng cơ quan tham mưu giúp
việc quan trọng này để giúp cấp ủy đảng triển khai kịp thời và thực hiện có
hiệu quả các nội dung mà nghị quyết đại hội Đảng đã đề ra. Hiểu theo nghĩa
thông thường thì văn phòng là bộ phận phụ trách công việc giấy tờ, hành chính
của một cơ quan đơn vị. Theo quy định của Điều lệ Đảng:
1- Cấp ủy mỗi cấp lập các cơ quan tham mưu,
giúp việc theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.
2- Khi cần, cấp ủy lập tiểu ban, hội đồng, tổ
công tác và giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.”
Trong thực
tế, tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của văn phòng có rất nhiều mô hình.
Có những văn phòng là những cơ quan có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và được giao
những chức trách quan trọng. Nhưng cũng có những văn phòng được tổ chức linh
hoạt, gọn nhẹ, chỉ làm công việc hành chính đơn thuần, thậm chí không hình
thành tổ chức độc lập. Mặc dù văn phòng cấp ủy của các tổ chức đảng được tổ
chức theo hình thức khác nhau, nhưng văn phòng là một bộ phận không thể thiếu,
gắn liền với quá trình tồn tại và hoạt động, phát triển của cơ quan, đơn vị.
Văn phòng
của cấp ủy cơ sở trực tiếp giúp cấp ủy cơ sở tổ chức, điều hành công việc lãnh
đạo hàng ngày. Đó là một hoạt động không thể thiếu bảo đảm cho cấp ủy cơ sở
thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Nhưng thực tế một số cấp ủy đảng còn
coi nhẹ văn phòng cấp ủy hoặc do chưa hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của văn phòng
cấp ủy, dẫn đến lựa chọn bố trí cán bộ không tương xứng với công việc giao cho
họ. Nên hiện nay một số nơi cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy thường là
những cán bộ còn rất trẻ, không hiểu gì về công tác đảng vẫn được bố trí làm
công tác văn phòng, và sau một thời gian làm công tác văn phòng, cấp ủy sẽ cho
cán bộ đó đi học, để có thể đảm đương các công tác khác cao hơn. Hoặc cấp ủy cử
cán bộ đang đảm nhận một công việc ổn định, có chức danh rõ ràng giao cho kiêm
nhiệm thêm công tác văn phòng. Vì vậy sau đại hội của các tổ chức đảng, cấp ủy
khó thực hiện tốt được chức năng, nhiệm vụ, thậm chí dẫn đến lối làm việc tùy
tiện, không có kế hoạch, trên bảo gì thì dưới làm nấy.
Do vậy cần
nhận thức đúng chức năng nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy, để lựa chọn cán bộ đúng
tầm và cần đề xuất với cơ quan cấp trên có chế độ, chính sách hợp lý với công
việc được giao cho họ. Văn phòng cấp ủy cơ sở có chức năng tham mưu và phục vụ
trực tiếp cho hoạt động của cấp ủy cơ sở (tham mưu về tổ chức sự hoạt động của
cấp ủy cơ sở). Cụ thể văn phòng cấp ủy cơ sở giúp cấp ủy xây dựng và tổ chức
làm việc theo chương trình công tác như xây dựng chương trình công tác toàn
khóa; chương trình công tác hàng năm, hàng quý, tháng. Xây dựng hoặc bổ sung
quy chế hoạt động của cấp ủy; tham mưu cho cấp ủy giao nhiệm vụ cho Ủy ban kiểm
tra (UBKT) xây dựng chương trình công tác toàn khóa, hàng năm, quý, tháng của
Đảng ủy, UBKT đảng ủy; xây dựng quy chế hoạt động của UBKT đảng ủy; giúp cấp ủy
xây dựng các văn bản; thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo, kiến nghị xử lý các
vấn đề thuộc chức năng lãnh đạo của cấp ủy cơ sở v.v…
Để đảm
đương được nhiệm vụ này đòi hỏi văn phòng cấp ủy phải có kiến thức cả về lý
luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng. Trong thực tế hiện nay nhiều chi,
đảng bộ cơ sở văn phòng cấp ủy chưa đảm đương được mặt công tác này. Nên khi
được cấp ủy giao cho việc tham mưu xây dựng các loại văn bản văn phòng thường
chủ yếu chỉ sao chép lại các loại văn bản của các kỳ đại hội đã qua, khi làm
công việc này chỉ để đối phó với sự kiểm tra của cấp ủy cấp mình hoặc của cấp
ủy cấp trên, dẫn đến chất lượng một số văn bản rất thấp.
Văn phòng
cấp ủy còn có chức năng phục vụ (còn gọi là giúp việc điều hành) phục vụ các
hội nghị, các cuộc trao đổi làm việc của cấp ủy với tập thể hoặc cá nhân, giúp
cấp ủy chuẩn bị tài liệu, phương tiện đảm bảo cho cấp ủy thực hiện tốt công
việc của mình.v.v..
Văn phòng
cấp ủy có chức năng tham mưu và phục vụ, hai nội dung này đan xen với nhau,
quan hệ mật thiết với nhau, trong đó để làm tốt được công tác tham mưu, đòi hỏi
phải có hiểu biết, đặc biệt phải “thạo việc”. Tuy nhiên, trong thực tế chưa có
trường lớp nào đào tạo một cách bài bản cho cán bộ làm công tác văn phòng, mà
thường chỉ được tập huấn ít ngày, nhưng nội dung tập huấn còn chung chung và
hầu hết cán bộ làm công tác văn phòng thường chọn người nhiệt tình, có khả năng
giao tiếp, đón khách, hòa nhã, cởi mở là chính. Vì vậy các cấp ủy đảng cần hiểu
đầy đủ nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy.
Văn phòng cấp ủy cơ sở nhìn chung thường có
các nhiệm vụ chủ yếu:
1- Thường
trực giúp cấp ủy tiếp đón khách, đảng viên và nhân dân đến liên hệ công tác,
giải quyết các yêu cầu liên quan đến cấp ủy.
2- Giúp cấp
ủy lập và thực hiện chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm, toàn khóa.
3- Giúp cấp
ủy nắm tình hình và chuẩn bị các báo cáo định kỳ, đột xuất.
4- Giúp
thường trực cấp ủy tổ chức các hội nghị cấp ủy, các cuộc làm việc; làm thư ký
ghi biên bản các hội nghị cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy.
5- Làm công
tác văn thư, lưu trữ....
6- Giúp cấp
ủy thu, nộp đảng phí theo quy định, làm thủ quỹ của cấp ủy, quản lý tài sản của
cấp ủy.v.v…
Văn phòng
cấp ủy có vị trí, vai trò chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng. Vì vậy các cấp ủy
đảng cần lựa chọn bố trí đúng cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực làm công tác văn
phòng cấp ủy để giúp cấp ủy triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ mà đại hội đã đề
ra. Đặc biệt hiện nay một số tổ chức đảng cơ cấu người đứng đầu (hoặc cấp phó)
cơ quan chuyên môn trực tiếp làm bí thư cấp ủy, dẫn đến sau đại hội các cơ quan
chỉ tập trung làm công tác chuyên môn mà ít quan tâm triển khai thực hiện nghị
quyết của tổ chức đảng, mà thường đụng đâu đánh đấy dẫn đến chất lượng công tác
đảng rất thấp.
Qua bài viết này, chúng tôi
thiết nghĩ cung cấp những thông tin cần thiết về văn phòng cấp ủy và công tác
văn phòng cấp ủy, để cấp ủy các tổ chức đảng thấy rõ vị trí, vai trò chức năng
nhiệm vụ quan trọng của văn phòng cấp ủy từ đó lựa chọn bố trí đúng cán bộ làm
công tác văn phòng yếu tố rất quan trọng giúp cấp ủy thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình triển khai thực hiện tốt nghị quyết của các tổ chức đảng đã đề ra./.